Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói riêng. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Và là một trong bốn nền kinh tế đang phát triển ấn tượng nhất. Với kết quả vượt qua thách thức, phát huy điểm mạnh, toàn bộ nền kinh tế trong nước cũng được kéo và phát triển theo. Trong đó có ngành nội thất đối với thị trường nội địa. Cùng đánh giá thị trường nội thất trong nước qua báo cáo tổng quan ngành nội thất Việt Nam 2020 được PVD Decor tổng hợp dưới đây.

Tổng quan ngành nội thất Việt Nam

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, các sản phẩm đồ nội thất nằm trong top 10 sản phẩm bán chạy nhất trên các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh. Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.

Như vậy có thể thấy mức độ tiềm năng của ngành nội thất là không hề nhỏ. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng và có thể được chia thành 2 phân khúc chính: hàng thông thường và hàng cao cấp. Lý giải cho sự tăng trưởng đó có thể là do sự bùng nổ của thị trường bất động sản hiện nay.

tong-quan-nganh-noi-that-viet-nam
Tổng quan ngành nội thất Việt Nam trong nước 2020

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường đồ nội thất trong nước có thể được chia thành hai nhóm chính. Đó chính là hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn.

Tuy vậy thị trường nội thất trong nước còn đang bị bỏ ngỏ. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu. Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất. Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM ước tính trong năm 2018, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD.

Báo cáo tổng quan ngành nội thất Việt Nam – thị trường nội thất inox mạ vàng

Thị trường đồ nội thất inox mạ vàng là một thị trường ngách. Đây là thị trường được coi là chứa đựng các sản phẩm đắt tiền dành cho những người có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên. Ở phân khúc đồ nội thất cao cấp, “Khách hàng không chọn đồ nội thất như những vật dụng thông thường mà thể hiện phong cách sống, gu thẩm mỹ tinh tế”, ông Phan Đằng Chương Phó tổng giám đốc Công ty ERNST & Young Vietnam Limited chia sẻ.

Hiện tại trên thị trường không có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Tuy chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu trong những năm gần đây thì có thể thấy được đây là một thị trường khá hấp dẫn. “Việt Nam là thị trường rất lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… rất lớn”.

Xuat-Nhap-Khau
Thị trường trong nước vẫn còn bị bỏ ngỏ

Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Đây cũng là điều dễ hiểu khi những thương hiệu nội thất có thiết kế độc đáo, cao cấp rất ăn khách”, Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) chia sẻ.

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cùng với sự chuyển dịch trong tiêu dùng sang những sản phẩm hàng hóa ưu tiên chất lượng của người dân. Hai yếu tố này kết hợp ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hay những doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng sang Việt Nam để khai thác thị trường. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm đồ nội thất trong nước. Nếu biết tận dụng cơ hội để liên kết hay sử dụng nguồn đầu tư một cách thông minh thì đây có lẽ là thời kì vàng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong ngành nội thất.

Xem thêm: Điểm danh 4 nhà thiết kế nội thất lớn tại Việt Nam

Rate this post